KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG THÁI
Khi theo dõi bản dịch này,
chắc hẳn các bạn sẽ để ý thấy mình giữ nguyên văn tất cả các kính ngữ và một số
từ vựng đặc biệt trong bản gốc tiếng Thái. Lý do là các kính ngữ này đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Thái Lan. Chúng quyết định địa vị xã hội
cũng như mối quan hệ của một người với mọi người xung quanh. Khi bạn gọi ai đó,
kính ngữ thường ở dưới dạng một tiền tố đứng trước tên riêng, nghề nghiệp, hoặc
mối quan hệ giữa bạn và người đó.
Kính ngữ thường được dùng để
thể hiện sự tôn trọng, một cách gọi thân mật, hay thậm chí là xúc phạm. Vậy nên
trong bối cảnh của cuốn tiểu thuyết này, kính ngữ đóng vai trò khá quan trọng. Vì
vậy, để truyền tải được đầy đủ cái hồn của tiểu thuyết nguyên tác, mình xin giữ
lại các kính ngữ sau đây trong bản dịch và dịch một số kính ngữ khác để thuận tiện
cho bạn đọc theo dõi.
Khun: Đây
là kính ngữ thông dụng nhất mà bạn sẽ bắt gặp. Nó tương đương với Ông, Bà trong
tiếng Việt. Nó còn được dùng để thay thế tên riêng của một người, hoặc thậm chí
khi bạn không biết tên của người đó. Nó giống như gọi “Ê!” nhưng lịch sự hơn rất,
rất nhiều. “Khun” cũng đi kèm với danh xưng trong gia đình để thể hiện phép lịch
sự. Ví dụ như, Ba (Phor) trở thành “Khunphor” hay Cha.
Có nhiều biến thể của kính
ngữ này, vì dụ như “Khuntan” hay “Khunnai” và một số khác nữa. Thường thì mình
sẽ chú thích thêm ở từng chương nếu những biến thể đó được sử dụng.
P’: Đây
là một kính ngữ thông dụng khác. Nó dùng để gọi anh, chị mình. Tuy nhiên, kính
ngữ này không bị giới hạn trong phạm vi họ hàng. Nó còn được dùng khi bạn có mối
quan hệ thân thiết với một người (đến mức bạn xem người đó như một thành viên
trong gia đình). Nhưng đồng thời nó cũng được dùng cho một người hoàn toàn xa lạ!
Cách dùng của kính ngữ này tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Nong:
Trái ngược với “P’”, dùng để gọi một người nhỏ tuổi hơn bạn. Có thể bạn sẽ
không gặp kính ngữ này thường xuyên như “P’” bởi vì một người lớn tuổi hơn thì
không cần phải gọi bạn bằng kính ngữ này. Nó giống như một cách gọi thân mật
hơn.
Loong
và Pa: Hai kính ngữ này khi dịch ra theo đúng cách gọi của người
Việt thì đều là Bác (“Loong” dùng cho nam và “Pa” dùng cho nữ). Nó được dùng để
gọi người lớn tuổi hơn cha mẹ mình.
Na
và Ah: Dùng để gọi người nhỏ tuổi hơn cha mẹ mình. Tuy nhiên,
khác với hai kính ngữ phía trên, “Na” và “Ah” không được phân biệt bằng giới
tính mà bằng họ nội hay ngoại. “Ah” dùng để gọi người nhỏ tuổi hơn cha mình,
còn “Na” dùng để gọi người nhỏ tuổi hơn mẹ mình. Trong bản dịch này, mình dịch
là Cô và Chú để dễ hiểu.
Nung,
E, Ai: Chắc bạn sẽ không bao giờ gặp những kính ngữ này trong bản
dịch của mình, nhưng chúng thường được dùng để xúc phạm.
[không]:
Không dùng kính ngữ tức là người nói được phép gọi người nghe một cách rất thân
thiết và gần gũi, ví dụ như bạn thân hay anh chị em ruột. Nhưng nó cũng có thể
mang ý xúc phạm nếu bạn nói với ai đó (dù là người lạ hay người quen) mà không
dùng kính ngữ. Làm như vậy được cho là rất thô lỗ và bất lịch sự.
Krub và Ka: Chúng không phải là kính ngữ nhưng được dùng để
kết thúc câu hoặc để cho thấy là bạn đã hiểu một vấn đề gì đó. “Krub” dành cho
nam và “Ka” dành cho nữ. Chúng được gọi là “haang sieng” và cũng quan trọng như
kính ngữ, nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Khi bạn nói chuyện mà không
dùng những từ này sẽ bị cho là bất lịch sự. Tuy nhiên, giữa bạn thân với nhau
thì thường không cần dùng chúng. Có một vài biến thể của những từ này, ví dụ
như “Haa” hay “Ha”. Chúng vẫn được xem là lịch sự nhưng không cùng mức độ, và
thường chỉ được dùng bởi một số người nhất định. (Ví dụ như những người thuộc cộng
đồng LGBT)
No comments:
Post a Comment